Thiết bị đo bụi sản xuất giúp ngăn ngừa kịp thời những mối nguy hiểm có nguy cơ gây ra cháy nổ không chỉ được tìm thấy trong các nhà máy hóa chất mà còn trong toàn bộ ngành công nghiệp chế biến, nơi có thể phát sinh hỗn hợp khí và bụi dễ nổ. Vậy bụi trong sản xuất là gì? tác hại và cách phòng tránh như nào? Hãy cùng Thuận Thiên Phát tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Bụi trong sản xuất là gì?
Bụi trong sản xuất (hay còn gọi là bụi công nghiệp) được sinh ra trong quá trình hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Ví dụ: cắt, khoan, mài hoặc cưa hoặc bùng phát từ vật liệu, hóa chất hoặc thành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như bột mì, đường và dược phẩm. Các quy trình như hàn và cắt plasma cũng tạo ra các hạt, khói bụi rất nhỏ.
Bụi nói chung, kể cả bụi dễ cháy, phải được lọc và bao bọc đúng cách để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Bụi công nghiệp có thể chứa kim loại và hóa chất có thể gây hại nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da. Bên cạnh đó, một số loại bụi công nghiệp còn có thể dễ cháy, có thể gây nổ tại nơi làm việc và hỏa hoạn nếu không được xử lý đúng cách.
Phân loại bụi?
[ảnh: sưu tầm]
Bụi bẩn chính là tập hợp các hạt rắn với kích thước lớn bé không giống nhau từ dưới 1 µm (micromet) đến ít nhất 100 µm và mỗi một môi trường sản xuất khác nhau sẽ tạo ra các hạt bụi có đặc tính khác nhau. Nhìn chung, các loại bụi khác nhau sẽ đem đến tác hại khác và được phân thành 3 loại chính như sau:
- Loại L (L class – rủi ro thấp): Bụi loại L có độc tính thấp nhất và bao gồm bụi nhà đơn giản, đất, bụi/chất thải xây dựng nói chung, gỗ mềm và vật liệu bề mặt rắn.
- Loại M (M class – rủi ro trung bình): Bụi loại M bao gồm gỗ cứng (ví dụ: gỗ sồi và sồi), vật liệu ván/gỗ nhân tạo (MDF), hợp chất sửa chữa, chất độn và lớp phủ trong, xi măng, xi măng gạch, gạch, vữa (silica), bụi bê tông, thạch anh vật liệu (ví dụ: cát) và sơn, chẳng hạn như sơn dầu và latex…
- Loại H (H class – rủi ro cao): đây là phân loại bụi có độc tính cao chứa các hạt gây bệnh hoặc gây ung thư, cũng như amidan, bào tử nấm mốc, nhựa đường, sợi khoáng và sợi khoáng nhân tạo, như bông thủy tinh.
Tác hại của bụi công nghiệp nghiêm trọng như nào?
Ảnh hưởng đến máy móc sản xuất
Bụi bám vào máy móc lâu ngày, không được vệ sinh cẩn thận có thể làm hao mòn thiết bị dẫn đến hư hỏng. Quá trình làm việc của động cơ bị bám nhiều bụi còn gây ra độ ma sát lớn, làm cho động cơ dễ bị nóng và giảm tuổi thọ của thiết bị cũng như năng suất công việc.
Một số tình trạng khác như đoản mạch, chập điện và gây cháy nổ.
Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Ở một số môi trường sản xuất cần đảm bảo an toàn tuyệt đối như công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm…nếu không thường xuyên vệ sinh, đo lượng bụi sẽ dẫn đến việc suy giảm chất lượng cũng như không đảm bảo đúng các tiêu chuẩn cần thiết trước khi đưa ra thị trường.
Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
Sức khoẻ con người có lẽ là một trong những tác hại quan trọng nhất và cần được đảm bảo an toàn nhất. Đối với người lao động khi làm việc quá lâu trong một môi trường sản xuất nhiều bụi bẩn, không khí ngột ngạt dễ gây ra các ảnh hưởng về tâm lý như: cảm giác bực dọc, khó chịu.
Bụi trong sản xuất còn gây ra các bệnh về hô hấp: ho, khó thở. Nghiêm trọng hơn thì có thể bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi…
Các hạt bụi khi bám vào da sẽ gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến viêm da hoặc dị ứng da tuỳ từng cấp độ.
Đối với một số loại bụi có cạnh sắc nhọn nếu chẳng may bay vào mắt có nguy cơ viêm giác mạc, thủng giác mạc…
Sử dụng thiết bị đo độ bụi vì một môi trường xanh
Nền kinh tế ngày càng phát triển kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, sự ra đời của thiết bị đo lường độ bụi phần nào giúp chúng ta kiểm soát được tình trạng ô nhiễm mà môi trường sản xuất đem lại. Ngày nay, không quá khó để có thể nhìn thấy thiết bị đo nồng độ bụi tại các xí nghiệp, khu vực chế biến…Đây là một công cụ giúp giám sát chất lượng không khí, đưa ra các thông số cụ thể nhất giúp chúng ta kịp thời kiểm soát và đánh giá tình trạng bụi bẩn hạn chế tác nhân xấu.
Khi các khí, hơi và bụi dễ cháy được kết hợp với oxy theo một tỷ lệ cụ thể, chúng sẽ trở thành chất nổ. Tỷ lệ pha trộn này được đặc trưng bởi giới hạn nổ trên và dưới (UEL và LEL). Vậy nên để đảm bảo an toàn và ngăn chặn rủi ro gây cháy nổ cần phải tiến hành đo lường lượng bụi liên tục trong suốt quá trình hoạt động.
Vì sao thiết bị đo bụi của SICK luôn được tin dùng
Thiết bị của SICK được thiết lập các tiêu chuẩn mới trong đo lường bụi, cung cấp khả năng cài đặt và vận hành đơn giản, thân thiện với người dùng và không cần phải bảo trì thường xuyên và dễ dàng tích hợp cùng các ứng dụng hiện có.
Đối với những môi trường khắc nghiệt như ngành công nghiệp sản xuất dầu khí…để đo lường bụi cần phải sử dụng các thiết bị đo có khả năng chống cháy nổ. Và SICK là nhà sản xuất chuyên cung cấp thiết bị đo dùng để phân tích khí, bụi và đo lưu lượng trong ống dẫn khí, hệ thống lọc, bể chứa và silo, cũng như các giải pháp cho hệ thống cảnh báo sớm, đặc biệt cho dây chuyền xử lý dải kim loại và phun sơn ô tô.
Sản phẩm của SICK đáp ứng mọi phạm vi đo từ nhỏ đến lớn và cả đường kính ống dẫn khí ga, thậm chí đo được cả bụi trong khí ẩm.
Sản xuất phải luôn đi đôi với an toàn lao động và an toàn môi trường. Bụi trong không khí là một chất gây ô nhiễm vậy nên để phòng tránh và hạn chế những rủi ro cháy nổ cũng như bảo vệ sức khoẻ người lao động,…các nhà máy, xí nghiệp cần có biện pháp phòng tránh ngay khi còn có thể – vì một tương lai xanh. Việc giám sát phát thải bụi từ các nhà máy cũng được quy định bởi luật pháp ở nhiều quốc gia và yêu cầu công nghệ đo lường được phê duyệt.
Tất cả các thiết bị đo bụi của SICK đều được trang bị theo tiêu chuẩn với kiểm tra điểm tham chiếu và điểm không tự động (chu kỳ kiểm soát), chẳng hạn như tiêu chuẩn EN 14181. Hãy là một người tiêu dùng thông minh, tận dụng thiết bị thông minh vì một môi trường xanh và cuộc sống tươi đẹp.
Sản phẩm thiết bị đo bụi SICK
Thuận Thiên Phát là nhà phân phối đại diện chính thức của SICK tại Việt Nam.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm về các thông tin sản phẩm cũng như chính sách mua hàng.