Hệ thống điện công nghiệp đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho thiết bị, máy móc hoạt động và phải đảm bảo được an toàn. Do vậy nên việc triển khai lắp đặt hệ thống điện cần những người thợ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, hiểu rõ tiêu chuẩn quy định trong thi công.
Hệ thống điện công nghiệp là gì?
Hệ thống điện công nghiệp là mạng lưới điện tại các nhà xưởng của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm phân phối và cung cấp điện năng trực tiếp cho các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Hệ thống này đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện, đồng thời phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lý, hiệu quả phục vụ mọi hoạt động trong công nghiệp.
Hệ thống điện dùng trong công nghiệp bao gồm các bộ phận:
- Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng.
- Hệ thống tủ điện phân phối
- Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp.
- Hệ thống thiết bị công nghiệp.
Vai trò của hệ thống điện công nghiệp
Hệ thống điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và vận hành của từng doanh nghiệp như:
- Cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng, nâng cao năng suất thiết bị công nghiệp giúp đội ngũ nhân viên thực hiện quá trình sản xuất không gián đoạn, liên hoàn.
- Tiết kiệm tối ưu sức lao động.
- Giảm chi phí sản xuất đến mức đáng kể, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng.
- Đưa kỹ thuật hiện đại vào hệ thống máy móc, năng động hơn giúp tiết kiệm thời gian.
- Giá thành phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm.
- Có thể thay thế con người, thực hiện những điều mà con người không thể làm thủ công.
Thiết kế hệ thống điện công nghiệp
Trước khi bắt tay vào lắp đặt hệ thống điện công nghiệp cần phải tạo được bảng vẽ thiết kế để có thể biết được kết cấu, hình dạng và các thông tin khác phục vụ cho quá trình lắp đặt hệ thống điện công nghiệp cũng như nắm được những cái nhìn tổng thể của hệ thống khi được đưa vào hoạt động. Nhờ đó mà người thợ dễ đi mạch và lắp đặt thiết bị khi thi công.
Những điều cần lưu ý trước khi vẽ thiết kế:
Để có được những thiết kế tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần:
- Nắm được diện tích, loại hình nhà xưởng, trang thiết bị sử dụng, số lượng nhân công…
Hiểu rõ được những yêu cầu này sẽ giúp bản vẽ đạt cam kết về mức độ an toàn khi sử dụng, điện tải đủ để các thiết bị hoạt động trơn tru, hiệu quả nhất.
Một bản vẽ thiết kế hệ thống điện công nghiệp cần đảm bảo những yếu tố:
- Tính toán được lượng điện năng cần thiết để máy móc hoạt động trơn tru nhất. Từ đó đem lại hiệu quả sử dụng hệ thống điện, máy móc cũng như hiệu quả sản xuất cao.
- Trình bày bản vẽ rõ ràng, dễ nhìn; sử dụng đúng các ký hiệu, ngôn ngữ kỹ thuật. Đồng thời, bản vẽ phải cam kết về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ an toàn trong quá trình thi công cũng như vận hành.
- Tính toán được số lượng thiết bị điện, dây dẫn cần dùng trong hệ thống. Đưa ra phương án tối ưu chi phí bỏ ra mà đảm bảo việc vận hành hiệu quả, phù hợp.
Luôn tuân thủ tiêu chuẩn của nhà nước về hệ thống điện công nghiệp
Thi công hệ thống điện công nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Theo đó, toàn bộ quá trình thiết kế, mua sắm trang thiết bị, các kỹ thuật liên quan…đều phải được tuân theo các quy định:
- Quy tắc chung về lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện TCVN 7447-5-51:2010
- Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng TCVN 394:2007
- Quy phạm về trang bị điện – Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện QCVN 01:2008/BCT
Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
Dưới đây là quy trình các bước thiết kế, thi công và lắp đặt thiết bị điện trong công nghiệp:
- Bước 1: Xác định phụ tải tính toán: Tính toán công suất tiêu thụ điện năng của toàn bộ thiết bị điện trong nhà máy, xí nghiệp tại cùng 1 thời điểm trong giờ cao điểm.
- Bước 2: Thiết kế mạng điện cao áp dành cho nhà máy: Doanh nghiệp và kỹ sư điện cần phải tính toán thật kỹ lưỡng điều này và thể hiện rõ trong bản thiết kế bởi nó có vai trò quan trọng dẫn điện từ mạng điện lưới quốc gia đến nhà máy. Từ đó, khi bàn giao các kỹ sư mới biết cách sắp xếp và bố trí hợp lý các đường dây cao áp, trạm biến áp và các tủ điện phân phối.
- Bước 3: Thiết kế mạng điện hạ áp cho nhà máy: Việc thiết kế mạng điện hạ áp cho nhà máy như là bố trí cụ thể cách đi dây, bố trí hợp lý các tủ điện điều khiển, các vị trí đặt mạng điện hạ áp.
- Bước 4: Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng: Chú ý số lượng đèn trong nhà xưởng, nhà máy không được quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất mà còn lãng phí điện năng. Để hệ thống chiếu sáng đạt hiệu quả tối đa, quý khách có thể tham khảo thêm dịch vụ thi công lắp đặt điện chiếu sáng tại TTP
- Bước 5: Tính toán, thiết kế bù công suất: Giảm tối đa tình trạng tổn thất điện năng, gia tăng hiệu quả làm việc và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị và máy móc.
Bảo trì hệ thống điện định kỳ
Việc bảo trì có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo khả năng vận hành ổn định của hệ thống. Bảo trì hệ thống điện công nghiệp thường xuyên còn góp phần đảm bảo cho hệ thống điện hoạt động ổn định, không bị hỏng hóc hay cháy nổ, gây mất an toàn.
Việc bảo trì hệ thống điện phải được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn. Quá trình được thực hiện theo các bước sau:
- Trang bị đầy đủ các biện pháp bảo hộ lao động
- Kiểm tra bằng cách mắt một cách tổng thể
- Kiểm tra đo lường và áp dụng các biện pháp chuyên môn để xác định bộ phận cần được bảo trì
- Tiến hành bảo trì, đồng thời áp dụng kiểm tra định kỳ trong quá trình thực hiện
- Báo cáo kiểm tra.
Để tiến hành lắp đặt hệ thống điện hay quá trình bảo trì được diễn ra suôn sẻ đòi hỏi đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao. Vậy nên, việc lựa chọn đơn vị hợp tác cũng rất quan trọng, bạn có thể tham khảo đơn vị Thuận Thiên Phát.
Chúng tôi đã có 12 năm kinh nghiệm trong nghề, đã thực thi nhiều dự án lắp đặt hệ thống điện công nghiệp cho đối tác. Thuận Thiên Phát sẽ giúp bạn có được một hệ thống điện công nghiệp chuẩn, hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0931.901.339