Tại Namibia, khi những con bê trong đàn gia súc bị các con báo gêpa săn mồi, để bảo vệ chúng nông dân thường có xu hướng dùng súng bắn. Để chấm dứt “cuộc chiến” này, một nhóm nhà sinh vật học đã tìm ra một giải pháp thú vị có sự góp sức thông minh của cảm biến SICK.
Cuộc xung đột không hồi kết giữa con người và động vật hoang dã
Xung đột giữa con người và động vật là vấn đề nhức nhối đã xảy ra từ rất lâu nhưng hầu hết đều đem lại kết quả tiêu cực cho động vật, chẳng hạn như mất lãnh thổ, sinh kế và thậm chí cả tính mạng. Giết chóc để phòng thủ và trả đũa cuối cùng chỉ khiến những giống loài này dần tuyệt chủng. Và đây cũng là trường hợp mà hơn 1.300 con “mèo lớn” sinh sống tại Namibia gặp phải. Do phải chung sống cùng một khu vực với đàn gia súc nên không tránh được việc những con bê trở thành bữa ăn cho đàn báo, và người nông dân buộc phải sử dụng súng để bảo vệ “tài sản” của mình trước những con thú hoang dã kia. May mắn rằng, một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này đã được tìm thấy nhờ nhóm các nhà sinh vật học từ Viện nghiên cứu vườn thú và động vật hoang dã Leibniz, Berlin.
Cuộc nghiên cứu được bắt đầu từ năm 2005, tuy nhiên để có thể hiểu rõ hơn về giống loài này thì các nhà sinh vật học buộc phải bẫy được chúng. Sau đó tiến hành gây mê những con báo, các nhà nghiên cứu cân và đo chúng, lấy mẫu máu và đeo cho chúng những chiếc vòng cổ có gắn thiết bị GPS để có thể theo dõi chuyển động của chúng.
Tiến sĩ Jörg Melzheimer, điều phối viên của dự án báo cheetah cho biết: “khi tham gia dự án vào năm 2005, tôi đã dành 5 hoặc 6 giờ mỗi ngày ngồi trong ô tô để có thể kiểm tra tất cả 8 lồng bẫy của chúng tôi”. Trên những con đường mòn ở Châu Phi, điều đó thật khó khăn và chiếm rất nhiều thời gian nghiên cứu, họ thực sự cần một giải pháp khác. Vì vậy, nhà sinh vật học am hiểu công nghệ đã dành vài năm mày mò tìm ra một loạt giải pháp, nhưng không cái nào hoàn toàn thỏa đáng. Cuối cùng, ông quyết định đặt mua một sốcảm biến quang điện thông thường từ Trung Quốc nhằm kích hoạt bẫy rồi kết nối với một chiếc máy tính cho phép gửi thông báo đến điện thoại.
Nhưng một vấn đề mới xảy ra khi: “Các rơle cho cảm biến quang điện này sẽ phát ra tiếng lách cách, điều này sẽ làm những con báo cảnh giác và ngay lập tức rút lui ra khỏi bẫy”, do vậy họ lại càng ít cơ hội bắt được chúng.Sau nhiều lần vắt óc suy nghĩ họ đã liên hệ với SICK vào mùa xuân năm 2022. Melzheimer cho biết: “Đối với một nhà sản xuất cảm biến như SICK, vấn đề của tôi có lẽ là một trong những nhiệm vụ dễ dàng nhất mà SICK từng đảm nhận.”
Kết quả hơn cả mong đợi, cảm biến SICK W4F đã phát huy hết tài năng ở Namibia. Đây là một thiết bị nhỏ gọn, không nhạy cảm với nhiễu quang học bởi các cảm biến cũ thường có thói quen kích hoạt cửa bẫy khi mặt trời chiếu sai góc và đóng cửa quá sớm trước khi họ kịp bẫy con mồi. Điều này hoàn toàn không xảy ra khi sử dụng W4F đem lại độ chính xác cao, cửa bẫy được kích hoạt đúng thời điểm, giảm thiểu rủi ro động vật bị mắc kẹt ở bẫy.
Cảnh báo điểm gặp gỡ của loài báo Cheetah
Câu chuyện của chúng ta không đơn thuần dừng lại ở những ghi chú đơn giản kia, trong nhiều năm thực hiện dự án hơn 250 con báo được gắn thiết bị theo dõi GPS – Melzheimer và nhóm của ông còn tình cờ phát hiện thêm một bất ngờ, cũng chính là chìa khóa giải quyết xung đột giữa con người và động vật tại khu vực Namibia. Bằng cách ghi lại mọi chuyển động của loài báo, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng chúng thường tụ họp với nhau tại một địa điểm nhất định và gọi đó là trung tâm liên lạc.
Nhà nghiên cứu nói thêm: “Có lẽ vì bản tính gêpa là sinh vật sống đơn độc, phân bố thưa thớt nên thiên nhiên đã nghĩ ra cách khác cho chúng tồn tại. Trung tâm liên lạc được biết là nơi báo gêpa tới để tìm bạn tình phù hợp, hoặc đi săn cùng nhau.” Những con báo này thường xuyên gặp gỡ quanh năm – hành vi mà Melzheimer cho biết chưa từng quan sát thấy ở bất kỳ loài nào khác cho đến nay. Nghiên cứu chuyên sâu khác được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2020 về hành vi sử dụng không gian đặc biệt này của báo gêpa. Các trung tâm liên lạc được phân bổ rất đồng đều trên toàn khu vực, cách nhau khoảng 25km và hầu như không thay đổi nếu báo gêpa không bị quấy rầy. Vậy nên, nếu những người nông dân biết những địa điểm gặp gỡ này ở đâu, họ có thể chăn thả đàn gia súc của mình đủ xa để tránh khỏi nguy hiểm. Họ đã thuyết phục được những người nông dân rằng đây là một giải pháp thay thế hữu ích hơn là giết những con báo. Melzheimer nói: “Bắn động vật thực sự phản tác dụng, bởi vì sau đó chúng sẽ tìm địa điểm gặp gỡ khác và không thể lập kế hoạch xung quanh chúng được nữa.”
Ngày nay, nông dân được cung cấp các bản đồ với được đánh dấu các đầu mối liên lạc giúp họ có thể định vị đàn gia súc của mình trên khu vực phù hợp. Và tin vui cho những người nông dân là họ đã giảm thiểu được khoảng 80% số bê con bị ăn thịt so với trước khi áp dụng kiến thức này.
Kết luận
Mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình thực tế tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột này nhưng việc sử dụng cảm biến SICK đã đánh dấu một bước ngoặt trong nghiên cứu động vật hoang dã giúp quá trình thuận lợi, hiệu quả và tác động thấp hơn. Melzheimer nói thêm: “Theo như tôi được biết, hoạt động bẫy động vật hoang dã để nghiên cứu trước đây đã bị đình trệ vào thế kỷ 18 và các cảm biến từ SICK đã đưa nó trở lại ở thế kỷ 21. ‘Bẫy thông minh’ của chúng tôi thực sự đã được cấp bằng sáng chế vào đầu năm 2023 và hiện cũng đang được sử dụng trong các dự án nghiên cứu khác.”
Câu chuyện về những con báo và người nông dân chính là bằng chứng thuyết phục về tầm quan trọng của nghiên cứu này đối với cả con người và thế giới tự nhiên. Thật tuyệt vời khi được biết các cảm biến của SICK đã đóng góp một phần nhỏ bé trong nghiên cứu cũng như việc bảo tồn động vật hoang dã và thậm chí có thể giúp con người và động vật cùng tồn tại một cách hòa bình.
Nguồn: sick.com
Pingback: AI, IoT, Big Data - Tiềm năng giúp nhân loại hướng tới tương lai, bảo vệ hành tinh - THUẬN THIÊN PHÁT